HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Cultural heritages
[Kinh thành Huế] Cửu vị thần công

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long ra lệnh tập trung tất cả khí dụng bằng đồng tịch thu được đúc thành 9 khẩu thần công để "làm kỷ niệm muôn đời" về chiến thắng của mình. Công việc được bắt đầu vào ngày 31-1-1803, hoàn tất vào cuối tháng 1 năm 1804. Mỗi khẩu dài 5,10m, nặng hơn 17.000 cân được đặt trên một giá súng và giá súng đều được chạm trổ cực kỳ công phu, tinh xảo.

Cửu vị thần công  được chia thành 2 nhóm: Nhóm bên tả xếp phía sau cửa Thể Nhơn gồm 4 khẩu, được đặt tên theo 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhóm bên hữu xếp phía sau cửa Quảng Đức gồm 5 khẩu, được đặt tên theo ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ. Vào năm 1816, vua Gia Long sắc phong cho cả 9 khẩu đại bác này danh hiệu: "Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân". Danh hiệu này và nội dung bài sắc phong đều được khắc trên cả 9 khẩu.

Read more...
 
[Kinh thành Huế] Lầu Tàng Thơ

Công trình này được dựng từ năm 1825 trên hồ Học Hải, dùng làm nơi tàng trữ các công văn cũ của Lục bộ và các cơ quan của triều đình. Đây có thể coi là một trong những kho lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập.

Triều đình Nguyễn lựa chọn vị trí trên hòn đảo giữa hồ Học Hải với ý đồ cách ly với đất liền, chỉ thông thương bằng một cây cầu. Trước đây, người ta rải chất lưu huỳnh trên mặt đất tầng dưới để loại trừ mối mọt, kiến, gián. Tầng trên trổ nhiều cửa để tạo sự thông thoáng, tránh để tài liệu ẩm mốc.

Read more...
 
[Kinh thành Huế] Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ ban đầu có tên là cung Trường Thọ, là một công trình kiến trúc được xây dựng từ năm 1802. Đến năm 1820, vua Minh Mạng đổi tên cung là Từ Thọ, vua Thành Thái đổi là Ninh Thọ năm 1901. Diên Thọ là tên cuối cùng do vua Khải Định đổi năm 1916. Cung Diên Thọ là nơi ở, sinh hoạt của các bà Hoàng Thái Hậu, thái thái hậu (vợ của các vị vua đã băng hà) được đặt tại phía bắc điện Phụng Tiên và phía nam cung Trường Sinh.

Cung Diên Thọ có quy mô tương đối lớn, diện tích khoảng 17.500m2 với 4 cổng, quan trọng nhất là cổng Thọ Chỉ ở phía nam. Trong khu vực cung có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Các công trình này vừa phong phú về loại hình, vừa đa dạng về phong cách kiến trúc, bởi chúng được xây dựng, cải tạo trong những thời kỳ lịch sử khác nhau.

Read more...
 
[Kinh thành Huế] Cửu Đỉnh

Ðặt tại sân Thế Miếu, là sản phẩm độc đáo, tinh xảo, được Bộ Công đúc tại Huế từ cuối năm 1835-đầu 1837. Cửu Ðỉnh biểu hiện ước mơ về sự trường tồn mãi mãi của triều đinh nhà Nguyễn và sự giàu đẹp của đất nước. Ðiều đó được thể hiện rất rõ trong việc đặt tên gọi cũng như tầm vóc và các hoa văn chạm nổi trên Cửu Ðỉnh. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn.

Và cái đỉnh đó được xem là biểu tượng của vị vua đó. Cao Ðỉnh (vua Gia Long) ở vị trí chính giữa, Ðỉnh hai bên trái phải lần lượt là: Nhân Ðỉnh (vua Minh Mạng), Chương Ðỉnh ( vua Thiệu Trị), Anh Ðỉnh (vua Tự Ðức), Nghị Ðỉnh (vua Kiến Phúc), Thuần Ðỉnh (vua Ðồng Khánh), Tuyên Ðỉnh (vua Khải Ðịnh), Dụ Ðỉnh, Huyền Ðỉnh (chưa tượng trưng cho ông vua nào cả, mặc dù triều Nguyễn còn có 6 vị vua khác).
Giá trị của 9 Ðỉnh trước hết ở tầm vóc to lớn và trình độ đúc đồng tinh xảo của các nghệ nhân đúc đồng Huế. Cao Ðỉnh cao 2,5m, nặng 2601kg-là đỉnh cao và nặng nhất. Huyền Ðỉnh cao 2,31m, nặng 1935kg - là đỉnh thấp và nhẹ nhất. Quanh hông đỉnh đều chạm trỗ 17 cảnh vật. Như vậy có tới 153 cảnh vật được chạm nổi trên Cửu Ðỉnh. Ðó là các hình ảnh: núi, sông, trăng, sao, cây cối, hoa, súc vật, vũ khí, xe, thuyền...Có thể xem 153 bức chạm khắc ấy là 153 bức tranh. Ta sẽ thấy sông Hồng trên Tuyên Ðỉnh, sông Cửu Long trên Huyền Ðỉnh, sông Hương trên Nhân Ðỉnh.
Read more...
 
[Kinh thành Huế] Hiển Lâm Các

Hiển Lâm Các là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được coi như một đài lưu niệm ghi công những công thần đã sáng lập ra triều Nguyễn. Hiển Lâm Các được xây dựng phía trước Thế Miếu, phía tây nam Hoàng Thành, từ năm 1821 đến năm 1822 dưới thời vua Minh Mạng.

Hiển Lâm Các được xây dựng trên khối nền cao hình chữ nhật, lát gạch Bát Tràng. Từ dưới bước lên mặt nền bằng hai hệ thống bậc cấp đá Thanh, ở trước và sau mỗi hệ thống có 9 cấp bậc. Hai bên thành bậc cấp đắp hình rồng ở giữa là giới hạn lối đi giành riêng cho vua.

Hiển Lâm Các được kiến trúc bằng gỗ cao tầng. Mặt bằng tầng một chia làm ba gian hai chái. Quanh ba mặt ngoài của hai chái xây tường gạch để gia cố sức chịu lực của các hàng cột và che bớt phần nội thất.

Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 Next > End >>

Page 4 of 5