HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Cultural heritages
[Kinh thành Huế] Thế Miếu

Thế Miếu hay còn được gọi là Thế Tổ Miếu là miếu thờ của các vị vua triều Nguyễn. Thế Miếu tọa lạc ở phía tây nam của Hoàng thành. Trước đây, nơi này chính là tòa Hoàng Khảo Miếu - miếu thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long.

ến năm 1821, Hoàng Khảo Miếu được dời về phía bắc khoảng 50m để dành vị trí xây tòa Thế Tổ Miếu thờ vua Gia Long và Hoàng hậu. Miếu được xây dựng trong 2 năm (1821-1822), ban đầu chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vì thế nơi đây mới có tên gọi Thế Tổ Miếu) nhưng về sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn.

Thế Miếu nằm trong một khuôn viên hình chữ nhật có diện tích khoảng 2ha. Tòa nhà chính có 9 gian 2 chái kép, nhà trước 11 gian 2 chái đơn, nối liền nhau bằng vì vỏ cua được chạm trổ rất tinh tế. Phần ngói vốn được lợp ngói ống lưu li vàng (nay thay bằng ngói âm - dương) với đỉnh nóc gắn liền thái cực bằng pháp lam rực rỡ.

Read more...
 
[Kinh thành Huế] Ðiện Thái Hòa

Trong phạm vị hoàng cung triều Nguyễn, Ðiện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất xét về nhiều mặt: chức năng, vị trí, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật. Ðiện Thái Hòa là địa điểm sinh hoạt quan trọng nhất của triều đình nhà Nguyễn.

Ðây là nơi diễn ra các lễ đại triều hàng tháng (vào ngày 1 và 15 âm lịch) hoặc các đại lễ khác như lễ Ðăng Quang (vua lên ngôi), lễ Vạn Thọ (sinh nhật vua), lễ Hưng Quốc Khánh Niệm... với sự tham gia của vua, hoàng thân, quốc thích và các vị đại thần.
Về lịch sử xây dựng ngôi điện này, có thể chia làm ba thời kỳ chính, trong mỗi thời kỳ đều có một số thay đổi, cải tiến về kiến trúc trang trí,...
Read more...
 
[Kinh thành Huế] Ngọ Môn

Vừa là cổng chính, vừa là bộ mặt Ðại Nội, được xây dựng vào năm 1833 khi Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội.

Ngọ Môn là một tổng thế kiến trúc đa dạng, phía trên là lầu Ngũ Phụng với chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ nghi trọng thể như duyệt binh, lễ xướng tên những người thi đỗ tiến sĩ, lễ ban sóc hàng năm và đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945.
Theo kinh dịch thì các vị vua bao giờ cũng quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ, cho nên ngay từ thời Gia Long (1802-1819), khi xây dựng kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị thế  tọa càn hướng tốn   (Tây Bắc - Ðông Nam) cũng có nghĩa là hướng Bắc - Nam, thuộc Ngọ trên trục Tý - Ngọ, do đó Minh Mạng đã đặt tên cho chiếc cổng mới xây ở chính giữa mặt trước hoàng thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết đài.
Read more...
 
[Kinh thành Huế] Kinh thành Huế

Kinh thành Huế được xây dựng gần 30 năm (từ 1803 đến 1832), là một dãy thành lũy dài cao 6,60m, dày 21m, với chu vi gần 9.000m. Trên mặt thành ngày xưa có tới 24 pháo đài. Bên ngoài, dọc theo bờ thành có hào sâu bảo vệ. Kinh thành liên lạc với bên ngoài qua 8 cửa trổ theo 8 hướng: Chính Ðông, Chính Tây, Chính Nam, Chính Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Ðông Bắc, Ðông Nam.

Ngoài ra hai bên Kỳ Ðài còn có hai cửa Thể Nhơn và Quảng Ðức. Ngoài ra còn có hai cửa bằng đường thủy ở hai đầu sông Ngự Hà là Ðông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Phía Hoàng Thành ở góc đông bắc có một thành nhỏ, thời Gia Long gọi là Thái Bình, đến thời Minh Mạng đổi thành Trấn Bình Ðài có chu vi gần 1km, bên ngoài có hào rộng ăn thông với hào của Hoàng Thành.
Theo nguyên tắc địa lý phong thủy của Ðông Phương và thuyết âm dương - ngũ hành của Dịch học. Kinh thành quay mặt về hướng Nam, dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng 2 hòn đảo nhỏ trên sông Hương (Cồn Hến - Cồn Dã Viên) làm rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long - Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ đế đô. Dòng Sông Hương chảy ngang trước mặt dùng làm Minh Ðường. Bốn mặt kinh thành đều được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi gọi là sông Hộ Thành.
Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 Next > End >>

Page 5 of 5