HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Information Cultural heritages
[Di sản phi vật thể] Nhã Nhạc cung đình Huế-Di sản văn hoá phi vật thể nhân loại

Là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ. Nhã nhạc nhằm tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều...; Tinh hoa này được cô đọng lại dưới triều Nguyễn, khiến cho Huế càng được khẳng định hơn về một trung tâm văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Với tất cả giá trị lịch sử ấy, lúc 15h30 ngày 7/11/2003, Nhã nhạc Việt Nam đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Huế song hành một lúc hai di sản văn hóa thế giới: vật thể và phi vật thể, đã đánh dấu một bước ngoặc về thế giới văn hóa của vùng đất này.

Read more...
 
[Lăng tẩm] Lăng Khải Định (Ứng lăng)

Bước lên ngai vàng giữa tuổi 31, Khải Ðịnh say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, Cung An Ðịnh, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Ðức và đặc biệt là Ứng Lăng.

Lăng Khải Ðịnh được khởi công xây dựng từ ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 1 năm mới hoàn tất. Ðể có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Ðịnh đã xin chính phủ bảo hộ cho phép tăng thuế Ðiền lên 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Ðịnh đã bị lịch sử lên án gay gắt.

Read more...
 
[Lăng tẩm] Lăng Đồng Khánh (Tư Khánh lăng)

Tọa lạc giữa một vùng quê tĩnh mịch thuộc thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm giữa khu lăng mộ của bà con quyến thuộc, trong đó có Lăng Thiệu Trị (ông nội), Lăng Tự Ðức (Bác ruột và cha nuôi). Ðồng Khánh qua đời trong khi chưa xây dựng được lăng mộ cho mình.

Vua Thành Thái lên ngôi, do điều kiện kinh tế khó khăn, ban đầu ông lấy điện Trung Tự - đổi tên thành Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh. Thi hài của nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận, cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là Tư Lăng.
Tháng 8/1916, sau khi lên ngôi 3 tháng, vua Khải Ðịnh đã tu sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình, đến tháng 7/1917 mới hoàn thành. Riêng điện Ngưng hy cùng Tả, Hữu Tùng Viện; Tả Hữu Tùng Tự tiếp tục được tu sửa cho đến năm 1923. Ra đời trong quá trình dài như thế, lăng Ðồng Khánh mang dấu ấn của hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm khác nhau.
Read more...
 
[Lăng tẩm] Lăng Dục Đức (An lăng)

Sau khi vua Tự Ðức băng hà, triều thần đã đưa Ưng Chân lên ngai vàng vào ngày 19/7/1883, y theo di chiếu truyền ngôi của vua Tự Ðức. Chưa kịp đặt niên hiệu, vị vua trẻ được gọi tên dựa theo tư thất của mình là Dục Ðức Ðường.

Nhưng chỉ ba ngày sau, vua Dục Ðức đã bị truất phế vì tội dám lược bỏ một đoạn văn trong di chiếu truyền ngôi của tiên đế và bị tống ngục. Ngày24/10/1883, ông vua bất hạnh này chết đói trong nhà ngục. Tương truyền thi hài của ông được gói vào trong một chiếc chiếu giao cho hai tên lính và một viên quyền Suất đội gánh đi chôn. Thi hài của ông dự định đưa về an táng tại địa phận chùa Tường Quang (chùa do một người thân bên vợ vua Tự Ðức lập năm 1871).
Read more...
 
[Lăng tẩm] Lăng Tự Ðức (Khiêm lăng)

Lăng Tự Ðức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua giỏi thi phú Tự Ðức đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở nguyện của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng các vua chúa nhà Nguyễn.

Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục tranh giành ngôi báu, bản thân nhà vua lại ốm đau, bệnh hoạn nên không có con. Tự Ðức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Ðể trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Ðức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc  ra đi bất chợt.
Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 Next > End >>

Page 1 of 5