HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Information Cultural heritages
[Kinh thành Huế] Đàn Nam Giao

Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn tế trời, được đặt tại làng An Ninh vào năm 1803, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía Nam của Kinh Thành - nay là địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn tế trời duy nhất ở Việt Nam còn khá nguyên vẹn, với rừng thông xanh bao bọc quanh đàn.

Trước đây, đích thân vua cùng các quan trong triều phải trồng và chăm sóc những cây thông này. Đối với họ, đây là chốn thiêng liêng bậc nhất cần phải gìn giữ. Ngày nay, số thông cũ tuy không còn nhưng một loạt các cây khác đã được tiếp tục trồng thay thế. Đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trung cho “tam tài“: thiên, địa, nhân.

Tầng trên cùng hình tròn - Viên Đàn - tượng trưng cho trời, xung quanh có lan can quét vôi màu xanh. Trên nền Viên Đàn có lát những phiến đá Thanh được khoét lỗ tròn. Đến kỳ tế lễ, những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh hình nón, gọi là Thanh Ốc.

Read more...
 
[Kinh thành Huế] Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám là trường Ðại học quốc gia ngày xưa do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài. Ở nước ta, Quốc Tử Giám đầu tiên đã được thành lập vào năm 1076 tại Kinh đô Thăng Long. Dưới thời Gia Long, cùng với việc xây dựng Văn Miếu ở vị trí phía trên chùa Thiên Mụ, trường Quốc Tử Giám cũng được lập ra ở đó. Sang thời Minh Mạng, số lượng người đi học ngày càng đông, quy mô trường ngày càng được mở rộng.

Năm 1821, xây thêm Di Luân đường, giảng đường để học và xây thêm mỗi bên ba dãy nhà làm nơi ở cho học sinh nội trú. Năm 1825 cho sửa lại, xây dựng thêm mỗi bên một dãy nhà ở 20 gian, xây tường bao bọc ba mặt của trường.
Năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, ở vị trí hiện nay. Qui mô trường gồm tòa nhà Di Luân Ðường ở vị trí chính giữa, hai bên là các dãy phòng học của giám sinh.
Read more...
 
[Kinh thành Huế] Văn Miếu

Lập ra để tôn vinh các thánh hiền của đạo Nho, đồng thời là nơi đào tạo nhân tài của đất nước. Khởi công xây dựng từ 17/4/1808 đến 12/9/1808 tại một ngọn đồi thấp phía trên chùa Thiên Mụ sát tả ngạn sông Hương. Văn Miếu quay về hướng Nam tọa lạc trên một mô đất hình vuông, mỗi cạnh chừng 160m, xung quanh có la thành bao bọc.

Tất cả chừng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có 32 tấm bia khắc tên, tuổi, quê quán của 239 vị tiến sĩ của các kỳ thi được tổ chức dưới triều Nguyễn và 4 tấm bia khác.

Read more...
 
[Kinh thành Huế] Bảo tàng Mỹ thuật Cung Đình

Nằm trong Thành Nội, đây là Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế, vào năm 1923, với danh xưng đầu tiên là Musee’ Khải Định.

Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên:

  • Tàng Cổ Viện Huế (từ năm 1947, dưới thời hội đồng chấp chính Trung Kỳ).
  • Viện bảo tàng Huế (dưới thời Ngô Đình Diệm).
  •  Nhà trưng bày cổ vật (từ năm 1979).
  • Bảo tàng cổ vật Huế (từ năm 1992).
  • Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế (từ năm 1995).
  • Ngoại thất điện Long An

Dù sao cũng đã có một thời, nhất là trước năm 1945, nó là một trong những bảo tàng sáng giá nhất Đông Dương và được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều học hội trên thế giới biết đến.

Read more...
 
[Kinh thành Huế] Phu Văn Lâu

Trên trục chính của Hoàng thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc rất duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu.

Vào đầu thời Gia Long (1802-1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819, Bảng đình  được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với 16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.

Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 Next > End >>

Page 3 of 5