HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Information Cultural heritages
[Lăng tẩm] Lăng Thiệu Trị (Xương lăng)

Nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Ðây là lăng duy nhất quay về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Lăng không có La thành bao bọc.

Sinh thời Thiệu Trị chưa lo nghĩ đến cái chết của mình, phần nữa không muốn binh dân hao tổn nhiều sức lực và của cải nên chưa xây cất Sơn lăng. Cho đến trước lúc ra đi nhà vua mới trăn trối lại cho người con trai kế vị là Tự  Ðức. Tự Ðức đã chọn đất xây lăng tại một quả đồi thấp và đặt tên là Thuận Ðạo và đặt tên lăng là Xương Lăng. Quá trình xây dựng Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành. Tự Ðức cho viết bài văn bia dài 2.500 chữ cho khắc lên tấm bia  Thánh đức thần công   dựng vào 19/11/1848 để ca ngợi công đức của vua cha.
Read more...
 
[Lăng tẩm] Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng)

Ðược khởi công xây dựng từ năm 1840. Ông đổi tên núi Cẩm Kê thành núi Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Tháng 1/1841 Minh Mạng băng hà trong khi lăng vẫn chưa hoàn thành. Vua Thiệu Trị lên ngôi, một tháng sau đã ra lệnh cho binh lính tiếp tục xây dựng theo đúng họa đồ của vua cha.

Ngày 20/8/1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất.
Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m, bắt đầu từ Ðại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua, xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông.
Read more...
 
[Lăng tẩm] Lăng Gia Long (Thiên Thọ lăng)

Xây dựng từ 1814 đến 1820, bao gồm một khu lăng rộng lớn với chu vi lên đến 11.234,40m; gồm những lăng sau:

  • Lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1620-1687).
  • Lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ chúa Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (1650-1725).
  • Lăng Trường Phong của Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Thụ (Chú) (1697-1738).
Read more...
 
[Lăng tẩm] Lăng tẩm các Vua Nguyễn

Cách đây 80 năm, một người phương Tây, Ph.Eberhard đã viết: Huế là một trung tâm du lịch hấp dẫn, nơi có kinh thành, hoàng thành và lăng tẩm, có sức cuốn hút sự chú ý đặc biệt đối với du khách và các nhà mỹ thuật.

Chỉ riêng lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn không thôi cũng đủ có giá trị đối với cuộc du lịch rồi Triều Nguyễn (1802-1945) có đến 13 vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp khác nhau, nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm do triều đình xây dựng. Ðó là các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức (ở đây còn có lăng mộ vua Kiến Phúc), Dục Ðức (ở đây còn có mộ hai vua Thành Thái, Duy Tân), Ðồng Khánh và Khải Ðịnh.
Read more...
 
[Kinh thành Huế] Hổ quyền

Hổ Quyền là một di tích hết sức đặc biệt trong quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế.

Như ý nghĩa mà hai chữ Hổ Quyền bao hàm, đây thực sự là một chuồng nuôi hổ. Song bên cạnh đó, nó còn có chức năng của một đấu trường hết sức độc đáo mà theo sự hiểu biết của chúng tôi thì không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới: đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ.

Sự hình thành Hổ Quyền dưới triều Nguyễn có thể nói là hệ quả tất yếu của một loạt sự kiện xảy ra trong một quá trình lịch sử dài đến mấy trăm năm. Những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất có tư liệu ghi chép lại là vào thời các chúa Nguyễn (1558-1775). Tất nhiên không phải tổ chức ở Hổ Quyền vì bấy giờ công trình này chưa được xây dựng.

Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 Next > End >>

Page 2 of 5