HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Information Historic vestiges
Thư quán Thuận Hóa

''Thư quán Thuận Hóa'' là tên của một cửa hiệu bán sách báo ở số nhà 95C đường Gia Long (nay là số 141 đường Phan Ðăng Lưu, phường Phú Hòa, Thành phố Huế). Nơi đây, trong giai đoạn 1938 - 1939 là cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ.

Tháng 8/1936 Chính phủ Mặt trận Bình dân ở Pháp quyết định cho nhân dân Ðông Dương "Ðược tự do đề bạt nguyện vọng trong vòng trật tự và pháp luật". Nắm lấy cơ hội đó Ðảng Cộng sản Ðông Dương phát động phong trào quần chúng rộng rãi "Bày tỏ nguyện vọng" đòi quyền dân sinh, dân chủ. Phong trào bắt đầu ở Trung kỳ. Tên Khâm sứ Trung kỳ là Gơ - Ra - Phơi vô cùng lo sợ, dùng đủ mọi thủ đoạn và âm mưu hòng dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân.

Read more...
 
Gian nhà ''dãy trại'' 47 Mai Trúc Loan

Sau khi đỗ phó bảng kỳ thi hội khoa tân sửu 1901, tháng 5 1906, ông Nguyễn Sinh Sắc vào kinh đô nhận chức Thừa biện bộ lễ. Anh em Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Khiêm cùng theo cha vào Huế sinh sống và học tập. Ông Phó Bảng được cấp một căn trong dãy ''thuộc viên '', hay còn gọi là ''Dãy trại'' đường Đông Ba thành nội. Nay là căn nhà số 47 đường Mai Thúc Loan.

Mỗi căn trong "Dãy Trại " bấy giờ là một gian dài 12m, rộng 4.5m chia làm hai phòng có cửa thông với nhau. Nhà xây bằng gạch, nền đất, mái lợp ngói liệt, vôi cát có pha mật mía, nhà không có cột kèo và cũng không có trần. Phía sau có nhà bếp rộng 2m, dài 3m, được phân làm hai cho mỗi căn hộ. Gia đình Bác Hồ được phân căn hộ thứ 19 của dãy bên trái tính từ cửa đông Ba vào (Dãy Trại có 40 gian kế tiếp nhau thuộc hai dãy nhà hai bên đường Đông Ba cũ, kéo dài từ cửa Đông Ba 40 gian đến đường cắt Ngô Đức Kế ngày nay) Bác Hồ cùng gia đình sống ở đây từ năm 1906 đến năm 1909, khi Ông Sắc đựơc bổ nhiệm làm tri huyện Bình Khê (tháng 7 năm 1909).
Read more...
 
Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tọa lạc tại số 7 đường Lê Lợi Huế, Bảo tàng được thiết trí trong tòa nhà ba tầng bên bờ sông Hương. Nơi đây trưng bày nhiều hình ảnh, tư liệu, hiện vật về cuộc đời họat động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt là thời niên thiếu của Người ở Huế.

Bảo Tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế hiện quản lý gần 4000 tài liệu và hiện vật, 14 di tích và địa điểm di tích. Hàng năm, bằng các lọai hình hoạt động phù hợp, thông qua trưng bày tại chỗ và triển lãm lưu động về vùng sâu, vùng xa, Bảo Tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã phục vụ và đón trên 3 vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, nghiên cứu và tìm hiểu, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, tư tưởng, đạo đức, phong cách và lối sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Read more...
 
Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba

Trường Tiểu học Pháp Việt Đông Ba được thành lập năm 1905 trên nền đình chợ Đông Ba cũ, cách cửa Đông Ba chệch hướng Đông Nam khoảng 100m. Năm 1923 trường được di chuyển về địa điểm trường Gia Hội ngày nay. Nơi Trường cũ được xây dựng thành một công viên nhỏ, nằm cuối đường Phan Đăng Lưu, phường Phú Hòa.

Bác Hồ học ở trường Pháp Việt Đông Ba lớp nhì niên khoá 1906-1907, và lớp nhất, niên khóa 1907-1908. Học sinh lúc bấy giờ mặc áo dài đen,quần trắng bằng vải quyến, đầu đội khăn đóng, đi guốc mộc. Kỳ thi năm 1908, Bác là một trong 10 học trò giỏi nhất lớp được vượt cấp vào lớp đệ nhị niên khóa 1908-1909, ban trung học hệ Thành Chung. Vị trí cũ của trường nay đã được dựng bia lưu niệm.
Read more...
 
Tòa Khâm sứ Trung Kỳ

Ngày 9 tháng 4 năm 1908, nông dân các huyện ngoại thành từ các ngã đường kéo về Huế biểu tình đòi chính quyền giảm sưu cao thuế nặng. Ngày 11 tháng 4 năm 1908, nông dân bao vây tòa Khâm Sứ trung kỳ đưa đơn đòi yêu sách. Pháp cho lính bắn vào đoàn biểu tình, cuộc biểu tình vô cùng quyết liệt.

Bác Hồ lúc ấy là học sinh trường Quốc học, đã cùng bạn bè tham gia vào đoàn biểu tình. Trước tiền sảnh toà Khâm Sứ, với tư cách phiên dịch cho đồng bào, Bác sớm thể hiện ý chí đấu tranh của người thanh niên yêu nước.
Tòa Khâm Sứ đã chứng kiến cuộc đấu tranh hào hùng, quyết liệt của nông dân Thừa Thiên Huế, và hành động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, hình ảnh ấy sẽ còn sống mãi cùng năm tháng.
Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 Next > End >>

Page 3 of 4