HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Information Scenic landscapes
[Chùa và giáo đường] Giáo Đường Thiên chúa giáo

Là một tôn giáo có số giáo dân đông vào hàng thứ 2 (sau Phật giáo) ở Thừa Thiên Huế, Thiên chúa Giáo có lịch sử du nhập và phát triển ở Ðàng Trong khá sớm. Trên địa bàn Thành phố Huế, ngôi giáo đường xuất hiện sớm nhất là nhà thờ Phường Ðúc (thế kỷ XVIII).

Gần trung tâm Huế có 2 ngôi giáo đường lớn được xây dựng vào những năm đầu thập niên 60 là nhà thờ Phủ Cam (Phường Phước Vĩnh) và nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp (đường Nguyễn Huệ - Phường Vĩnh Lợi). Ðó là 2 giáo đường tiêu biểu cho lối kiến trúc roman - gothique của Thiên chúa giáo Huế.

Người Huế thường gọi nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp là Dòng Chúa cứu thế, thực ra đó là tên gọi dòng tu ở phía sau nhà thờ được xây dựng từ trước. Nhà thờ do Kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc thiết kế, được xây dựng trong 3 năm, từ 1959 đến 1962. Nội thất nhà thờ rộng 38m,
Read more...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Bảo Quốc

Dừng chân ở giếng Hàm Long để tận hưởng những giây phút mát mẻ nhờ những gàu nước trong trẻo được kéo lên ở độ sâu hơn 4m, du khách sẽ thanh thản khi bước lên những bậc cấp vào chùa Báo Quốc trên đồi Hàm Long.

Tọa lạc ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế, chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Báo Quốc Tự" có ghi dòng chữ : "Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề".

Vào thời Nguyễn, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Năm 1808, Hoàng Hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung, bảo khánh và đổi tên là chùa Thiên Thọ. Thiền sư Phổ Tịnh được cử làm trụ trì trong thời gian này.

Read more...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Diệu Ðế

Mặc dầu không nằm trong loạt những ngôi quốc tự danh tiếng ở xứ Thuận Hoá-Phú Xuân-Huế như chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên, chùa Diệu Đế, chùa Giác Hoàng...nhưng chùa Quốc Ân lại là một trong những ngôi Tổ đình danh tiếng và lâu đời bậc nhất tại cố đô Huế. Đặc biệt mãi cho đến nay, chùa Quốc Ân lại là một trong những ngôi Tổ đình còn bảo lưu được nhiều dấu ấn văn hoá Phật giáo trong các thời kỳ từ Thuận Hoá đến Phú Xuân và Huế bây giờ.

Quá trình hình thành và trùng tu sửa chữa

Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn trong mục chùa quán có ghi chùa Quốc Ân " ở ấp Lương Cải xã Phú Xuân huyện Hương Thuỷ. Tương truyền, chùa do Hoán Bích thiền sư dựng, bản triều Hiển Tông cho hai câu đối, phía tả câu đối khắc tám chữ "Quốc vương Thiên túng đạo nhân ngự đề, nay vẫn còn. Phía dưới chùa có tháp Phổ Đồng, cũng do Hoán Bích thiền sư dựng. Đầu đời Gia Long Mật Cương hoà thượng sửa lại".

Read more...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Từ Đàm

Chùa tọa lạc trên một khoảnh đất cao, rộng, bằng phẳng thuộc địa phận phường Trường An, cách trung tâm thành phố Huế 2 km về hướng nam. Mặt chùa hướng đông nam, trước có núi Kim Phụng làm án, bên phải giáp đường Điện Biên Phủ, bên trái có chùa Linh Quang và nhà thờ cụ Phan Bội Châu, phía sau có chùa Thiên Minh.

Cấu trúc chung của chùa được gọi là "kiểu chùa Hội" phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ với yêu cầu rộng rãi, cao ráo, cổ kính nhưng đơn giản. Chùa Từ Đàm có ba bộ phận quan trọng là tam quan, chùa chính và nhà Hội.

Cổng tam quan chùa cao, rộng, có mái ngói thanh nhã. Phía sau cổng có cây bồ đề quanh năm tỏa bóng mát. Đây là cây bồ đề được chiết ra từ cây bồ đề nơi Phật đắc đạo do bà Karpeies hội trưởng hội Phật học Pháp thỉnh từ ấn Độ qua Việt Nam tặng và được trồng vào năm 1936. Sân chùa rộng, bằng phẳng, thoáng mát, đủ chỗ để tập trung hàng nghìn người về dự lễ.

Read more...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Từ Hiếu

Tọa lạc trên một đồi thông cách trung tâm Huế khoảng 5 km về phía Tây Nam. Chùa do Hòa thượng Nhất Ðịnh dựng khoảng năm 1843, lúc đầu có tên là AN DƯỠNG AM, quy mô còn nhỏ. Năm 1848, các thái giám triều Nguyễn xin nhà vua ban cấp, đồng thời tự đóng góp xây dựng lại chùa đồ sộ như hiện nay, với hy vọng sau khi chết, nơi đây sẽ trở thành chỗ thờ tự linh hồn của mình.

Năm 1843, hoà thượng Nhất Ðịnh nguyên tăng cang chùa Giác Hoàng đã đến đây khai sơn thảo am nhỏ để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ.

Năm 1848, hòa thượng Cương Kỷ bắt đầu xây dựng qui mô bởi sự hỷ tự của triều đình và các quan thái giám, các phật tử, chùa Từ Hiếu trở thành một ngôi chùa lớn.

Chùa được xây theo kiểu chữ khẩu, chùa chính ba căn, hai chái. Chính điện phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu Đường, ở giữa thờ Đức Thánh Quan, bên trái thờ Hương Linh Phật Tử tại gia, bên phải thờ các vị thái giám..., bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách).

Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 Next > End >>

Page 1 of 5