HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Information
Địa đạo Khu uỷ Trị Thiên

Với quyết tâm phá tan thế kìm kẹp của địch ở các xã vùng ven Huế, từng bước phát triển cơ sở cách mạng bí mật, xây dựng địa bàn để các lực lượng an ninh, biệt động, cán bộ chính trị bám trụ xung quanh Huế, tạo bàn đạp tấn công, thường xuyên đưa du kích vào nội thành, củng cố mở rộng vùng giải phóng.

Tỉnh ủy và Thành ủy đã bám sát vùng ven Huế để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Cơ quan Tỉnh ủy từ vùng giáp ranh Phong Ðiền đã vào Khe Trái, cơ quan Thành ủy từ Hương Thủy về đóng gần Tỉnh ủy.

Read more...
 
Chiến khu Dương Hòa (huyện Hương Trà) và Chiến khu Hòa Mỹ (huyện Phong Điền)

Chiến khu Dương Hòa nằm về phía Tây Nam của thành phố Huế, được đặt tên là Nam Phương (chiến khu phía Nam của tỉnh). Chiến khu có các cơ quan của huyện Hương Thủy, Phú Vang và tiểu đoàn 18, do đồng chí Trần Quý Hai - Chính ủy Trung đoàn Trần Cao Vân trực tiếp chỉ huy hoạt động ở ba huyện phía Nam.

Ðầu của chiến khu gối vào dải Trường Sơn hùng vĩ, chân được nhánh sông Tà Trạch của đầu nguồn sông Hương hiền hòa và trong xanh ôm ấp, che chở tạo cảnh nên thơ và trù phú. Phía Bắc và phía Ðông có xã Hương Hồ và xã Thủy Bằng là cửa ngõ của chiến khu. Dương Hòa cũng là ngã ba đường đi vào Nam ra Bắc, nên trong hai cuộc kháng chiến thần thánh, nơi đây đã từng đón tiếp nhiều đoàn cán bộ của Ðảng và Chính phủ dừng chân nghỉ ngơi và thăm viếng, như các đoàn của đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Văn Ðồng, đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Lê Ðức Thọ.... Ðịa phận chiến khu có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: núi Kim Phụng, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long...... cũng là nơi nghỉ chân qua đêm lý tưởng của cán bộ, bộ đội lên chiến khu.
Read more...
 
Nhà tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Niêm Phò, Quang Thọ, Quảng Điền)

Nguyễn Chí Thanh - Người con thân yêu của quê hương Thừa Thiên Huế, sinh ngày 1/1/1914, tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, Quảng Ðiền trong một gia đình nông dân nghèo.

Ðồng chí tham gia phong trào cách mạng lúc tuổi còn trẻ, được kết nạp vào Ðảng tháng 7/1937. Trong quảng đời hoạt động sôi nổi của mình, đồng chí bị đế quốc bắt giam 3 lần ở các nhà lao: Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột và đã từng vượt ngục tiếp tục hoạt động. Từ một Ðảng viên, đồng chí đã trưởng thành nhanh chóng, ngày càng được Ðảng giao những nhiệm vụ nặng nề hơn: Bí thư Chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, Bí thư phân khu ủy Bình Trị Thiên, Bí thư Liên khu ủy IV, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Ðảng.
Read more...
 
Núi Kim Phụng

Tên một ngọn núi ở địa phận làng Hải Cát, xã Hương Thọ, hụyện Hương Trà; cách thành phố Huế khoảng 10km (đường chim bay) về phía Tây, dân gian còn gọi là hòn Ðốn hay hòn Ðụn.

Hình tượng núi Kim Phụng được khắc vào Chương đỉnh (trong Cửu đỉnh).
Trong kháng chiến chống Mỹ, Kim Phụng là một trong những căn cứ quan trọng nhất của Thành ủy Huế. Ðây cũng là nơi đóng trạm tiền tiêu của Bộ trong chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
Read more...
 
Thư quán Thuận Hóa

''Thư quán Thuận Hóa'' là tên của một cửa hiệu bán sách báo ở số nhà 95C đường Gia Long (nay là số 141 đường Phan Ðăng Lưu, phường Phú Hòa, Thành phố Huế). Nơi đây, trong giai đoạn 1938 - 1939 là cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ.

Tháng 8/1936 Chính phủ Mặt trận Bình dân ở Pháp quyết định cho nhân dân Ðông Dương "Ðược tự do đề bạt nguyện vọng trong vòng trật tự và pháp luật". Nắm lấy cơ hội đó Ðảng Cộng sản Ðông Dương phát động phong trào quần chúng rộng rãi "Bày tỏ nguyện vọng" đòi quyền dân sinh, dân chủ. Phong trào bắt đầu ở Trung kỳ. Tên Khâm sứ Trung kỳ là Gơ - Ra - Phơi vô cùng lo sợ, dùng đủ mọi thủ đoạn và âm mưu hòng dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân.

Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 6 7 8 Next > End >>

Page 2 of 8