HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Information
[Lăng tẩm] Lăng Gia Long (Thiên Thọ lăng)

Xây dựng từ 1814 đến 1820, bao gồm một khu lăng rộng lớn với chu vi lên đến 11.234,40m; gồm những lăng sau:

  • Lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1620-1687).
  • Lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ chúa Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (1650-1725).
  • Lăng Trường Phong của Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Thụ (Chú) (1697-1738).
Read more...
 
[Lăng tẩm] Lăng tẩm các Vua Nguyễn

Cách đây 80 năm, một người phương Tây, Ph.Eberhard đã viết: Huế là một trung tâm du lịch hấp dẫn, nơi có kinh thành, hoàng thành và lăng tẩm, có sức cuốn hút sự chú ý đặc biệt đối với du khách và các nhà mỹ thuật.

Chỉ riêng lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn không thôi cũng đủ có giá trị đối với cuộc du lịch rồi Triều Nguyễn (1802-1945) có đến 13 vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp khác nhau, nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm do triều đình xây dựng. Ðó là các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức (ở đây còn có lăng mộ vua Kiến Phúc), Dục Ðức (ở đây còn có mộ hai vua Thành Thái, Duy Tân), Ðồng Khánh và Khải Ðịnh.
Read more...
 
[Kinh thành Huế] Hổ quyền

Hổ Quyền là một di tích hết sức đặc biệt trong quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế.

Như ý nghĩa mà hai chữ Hổ Quyền bao hàm, đây thực sự là một chuồng nuôi hổ. Song bên cạnh đó, nó còn có chức năng của một đấu trường hết sức độc đáo mà theo sự hiểu biết của chúng tôi thì không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới: đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ.

Sự hình thành Hổ Quyền dưới triều Nguyễn có thể nói là hệ quả tất yếu của một loạt sự kiện xảy ra trong một quá trình lịch sử dài đến mấy trăm năm. Những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất có tư liệu ghi chép lại là vào thời các chúa Nguyễn (1558-1775). Tất nhiên không phải tổ chức ở Hổ Quyền vì bấy giờ công trình này chưa được xây dựng.

Read more...
 
[Kinh thành Huế] Đàn Nam Giao

Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn tế trời, được đặt tại làng An Ninh vào năm 1803, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía Nam của Kinh Thành - nay là địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn tế trời duy nhất ở Việt Nam còn khá nguyên vẹn, với rừng thông xanh bao bọc quanh đàn.

Trước đây, đích thân vua cùng các quan trong triều phải trồng và chăm sóc những cây thông này. Đối với họ, đây là chốn thiêng liêng bậc nhất cần phải gìn giữ. Ngày nay, số thông cũ tuy không còn nhưng một loạt các cây khác đã được tiếp tục trồng thay thế. Đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trung cho “tam tài“: thiên, địa, nhân.

Tầng trên cùng hình tròn - Viên Đàn - tượng trưng cho trời, xung quanh có lan can quét vôi màu xanh. Trên nền Viên Đàn có lát những phiến đá Thanh được khoét lỗ tròn. Đến kỳ tế lễ, những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh hình nón, gọi là Thanh Ốc.

Read more...
 
[Kinh thành Huế] Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám là trường Ðại học quốc gia ngày xưa do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài. Ở nước ta, Quốc Tử Giám đầu tiên đã được thành lập vào năm 1076 tại Kinh đô Thăng Long. Dưới thời Gia Long, cùng với việc xây dựng Văn Miếu ở vị trí phía trên chùa Thiên Mụ, trường Quốc Tử Giám cũng được lập ra ở đó. Sang thời Minh Mạng, số lượng người đi học ngày càng đông, quy mô trường ngày càng được mở rộng.

Năm 1821, xây thêm Di Luân đường, giảng đường để học và xây thêm mỗi bên ba dãy nhà làm nơi ở cho học sinh nội trú. Năm 1825 cho sửa lại, xây dựng thêm mỗi bên một dãy nhà ở 20 gian, xây tường bao bọc ba mặt của trường.
Năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, ở vị trí hiện nay. Qui mô trường gồm tòa nhà Di Luân Ðường ở vị trí chính giữa, hai bên là các dãy phòng học của giám sinh.
Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 6 7 8 Next > End >>

Page 4 of 8