HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Information
[Chùa và giáo đường] Chùa Từ Đàm

Chùa tọa lạc trên một khoảnh đất cao, rộng, bằng phẳng thuộc địa phận phường Trường An, cách trung tâm thành phố Huế 2 km về hướng nam. Mặt chùa hướng đông nam, trước có núi Kim Phụng làm án, bên phải giáp đường Điện Biên Phủ, bên trái có chùa Linh Quang và nhà thờ cụ Phan Bội Châu, phía sau có chùa Thiên Minh.

Cấu trúc chung của chùa được gọi là "kiểu chùa Hội" phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ với yêu cầu rộng rãi, cao ráo, cổ kính nhưng đơn giản. Chùa Từ Đàm có ba bộ phận quan trọng là tam quan, chùa chính và nhà Hội.

Cổng tam quan chùa cao, rộng, có mái ngói thanh nhã. Phía sau cổng có cây bồ đề quanh năm tỏa bóng mát. Đây là cây bồ đề được chiết ra từ cây bồ đề nơi Phật đắc đạo do bà Karpeies hội trưởng hội Phật học Pháp thỉnh từ ấn Độ qua Việt Nam tặng và được trồng vào năm 1936. Sân chùa rộng, bằng phẳng, thoáng mát, đủ chỗ để tập trung hàng nghìn người về dự lễ.

Read more...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Từ Hiếu

Tọa lạc trên một đồi thông cách trung tâm Huế khoảng 5 km về phía Tây Nam. Chùa do Hòa thượng Nhất Ðịnh dựng khoảng năm 1843, lúc đầu có tên là AN DƯỠNG AM, quy mô còn nhỏ. Năm 1848, các thái giám triều Nguyễn xin nhà vua ban cấp, đồng thời tự đóng góp xây dựng lại chùa đồ sộ như hiện nay, với hy vọng sau khi chết, nơi đây sẽ trở thành chỗ thờ tự linh hồn của mình.

Năm 1843, hoà thượng Nhất Ðịnh nguyên tăng cang chùa Giác Hoàng đã đến đây khai sơn thảo am nhỏ để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ.

Năm 1848, hòa thượng Cương Kỷ bắt đầu xây dựng qui mô bởi sự hỷ tự của triều đình và các quan thái giám, các phật tử, chùa Từ Hiếu trở thành một ngôi chùa lớn.

Chùa được xây theo kiểu chữ khẩu, chùa chính ba căn, hai chái. Chính điện phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu Đường, ở giữa thờ Đức Thánh Quan, bên trái thờ Hương Linh Phật Tử tại gia, bên phải thờ các vị thái giám..., bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách).

Read more...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Thuyền Tôn

Chùa tọa lạc tại ấp Ngũ Tây làng An Cựu, bên trái núi Thiên Thai, nên có tên là Thiên Thai Thuyền Tôn tự, hay còn gọi là Thiên Thai nội tự, để phân biệt với Thiên Thai ngoại tự ở làng Dương Xuân.

Chùa Thuyền Tôn là một tổ đình lớn gắn liền với sự khai sáng của Tổ Liễu Quán. Vào khoảng 1708, chùa chỉ là một thảo am nhỏ bé do Ngài tạm dựng để tu chứng thiền quán. Sau khi tổ viên tịch, nền thảm am trở thành nơi xây tháp mộ và chùa được xây dựng qui mô cách đó lui vào khoảng 500m vào năm 1746 do công quả của Chưởng Thái Giám Mai Văn Hoan đời chúa Nguyễn Phước Hoạt và thập phương tín chúng hai phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa và phủ Quảng Ngãi xứ Quảng Nam đương thời. Đại hồng chung cũng được chú tạp trong thời kỳ này, đề niên hiệu Cảnh Hưng thứ 8.

Read more...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Quốc Ân

Tọa lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc địa phận Phường Trường An. Chùa được lập khoảng năm 1684 có tên là Vĩnh Ân. Năm 1689 chúa Nguyễn Phúc Trăn ban ''Sắc tứ Quốc Ân tự'', từ đó chùa có tên là Quốc Ân.

Quốc Ân là một ngôi Tổ đình danh tiếng, là nơi tu hành của nhiều vị danh tăng như Hòa thượng Nguyên Thiều (vị tổ sư sáng lập chùa), Hòa thượng Thạch Liêm...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Thiên Mụ

Thiên Mụ nằm soi bóng xuống dòng sông cách trung tâm thành phố Huế 7 km về phía Tây, tính từ cầu Phú Xuân. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của VN, là một biểu tượng của đất Thần kinh.

Tên chùa Thiên Mụ gắn với truyền thuyết về bà tiên áo đỏ.

Tương truyền lúc chúa Nguyễn Hoàng vào đàng trong tìm vùng đất mới cho mình. Một đêm nọ, ông ngủ lại bên đồi Hà Khê, phía thượng nguồn sông Hương.

Bỗng nhiên, một bà mụ mặc áo đỏ, tóc bạc phơ, tay cầm một chiếc đũa tiên, hiện lên nói với chúa rằng: "Con hãy thắp một nén hương, đi thẳng về phía đông. Khi nén hương tắt ở vị trí nào, đó chính là mảnh đất mà con đang tìm kiếm".

Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 6 7 8 Next > End >>

Page 6 of 8