HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Scenic landscapes
[Chùa và giáo đường] Chùa Thuyền Tôn

Chùa tọa lạc tại ấp Ngũ Tây làng An Cựu, bên trái núi Thiên Thai, nên có tên là Thiên Thai Thuyền Tôn tự, hay còn gọi là Thiên Thai nội tự, để phân biệt với Thiên Thai ngoại tự ở làng Dương Xuân.

Chùa Thuyền Tôn là một tổ đình lớn gắn liền với sự khai sáng của Tổ Liễu Quán. Vào khoảng 1708, chùa chỉ là một thảo am nhỏ bé do Ngài tạm dựng để tu chứng thiền quán. Sau khi tổ viên tịch, nền thảm am trở thành nơi xây tháp mộ và chùa được xây dựng qui mô cách đó lui vào khoảng 500m vào năm 1746 do công quả của Chưởng Thái Giám Mai Văn Hoan đời chúa Nguyễn Phước Hoạt và thập phương tín chúng hai phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa và phủ Quảng Ngãi xứ Quảng Nam đương thời. Đại hồng chung cũng được chú tạp trong thời kỳ này, đề niên hiệu Cảnh Hưng thứ 8.

Read more...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Quốc Ân

Tọa lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc địa phận Phường Trường An. Chùa được lập khoảng năm 1684 có tên là Vĩnh Ân. Năm 1689 chúa Nguyễn Phúc Trăn ban ''Sắc tứ Quốc Ân tự'', từ đó chùa có tên là Quốc Ân.

Quốc Ân là một ngôi Tổ đình danh tiếng, là nơi tu hành của nhiều vị danh tăng như Hòa thượng Nguyên Thiều (vị tổ sư sáng lập chùa), Hòa thượng Thạch Liêm...
 
[Chùa và giáo đường] Chùa Thiên Mụ

Thiên Mụ nằm soi bóng xuống dòng sông cách trung tâm thành phố Huế 7 km về phía Tây, tính từ cầu Phú Xuân. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của VN, là một biểu tượng của đất Thần kinh.

Tên chùa Thiên Mụ gắn với truyền thuyết về bà tiên áo đỏ.

Tương truyền lúc chúa Nguyễn Hoàng vào đàng trong tìm vùng đất mới cho mình. Một đêm nọ, ông ngủ lại bên đồi Hà Khê, phía thượng nguồn sông Hương.

Bỗng nhiên, một bà mụ mặc áo đỏ, tóc bạc phơ, tay cầm một chiếc đũa tiên, hiện lên nói với chúa rằng: "Con hãy thắp một nén hương, đi thẳng về phía đông. Khi nén hương tắt ở vị trí nào, đó chính là mảnh đất mà con đang tìm kiếm".

Read more...
 
[Nhà Vươn] An Hiên

Nhà vườn An Hiên tọa lạc tại thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, với diện tích 4608m2. Trước năm 1895, nguyên là Phủ của Công chúa thứ 18 con vua Dục Ðức. Sau 1895 nhường lại cho ông Phạm Ðăng Thập, con trai của một Ðại thần thời Gia Long. Năm 1920 Phủ nhường lại cho ông Tùng Lễ.

Năm 1936 Phủ lại qua tay Tuần vũ Nguyễn Ðình Chi. Ông Tuần Vũ mất, bà Ðào Thị Xuân Yến (Vợ Tuần Vũ), người con gái áo trắng cài khăn nguyệt bạch, năm 1927 đã cầm đầu cuộc bãi khóa chống thực dân Pháp của nữ sinh Ðồng Khánh, sau đó là Hiệu trưởng trường Ðồng Khánh, đại biểu quốc hội khóa VI, khóa VII và Ủy viên Ủy ban TW MTTQ Việt Nam thừa kế. An hiên vì vậy gắn liền với tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của vị chủ nhân, một nhà hoạt động chính trị xã hội tích cực, một nhân sĩ yêu nước có nhiều công lao đóng góp với quê hương Huế.
Read more...
 
[Nhà Vươn] Lạc Tịnh Viên

Lạc Tịnh Viên do nhà thơ Hồng Khẳng sáng lập vào năm 1889 trên lô đất có diện tích 2.070m2 ở làng Dương Xuân xưa, nay là số 65 Phan Ðình Phùng - Huế. Lạc Tịnh Viên có khuôn viên đẹp, thoáng mát. Con đường dẫn vào nhà hai bên là hàng hoa dâm bụt, rồi những khóm hoa hồng, nguyệt quế, mai tứ quý,... trồng đối xứng nhau.

Dưới các gốc cây đặt những bộ bàn ghế nhỏ để ngồi ngắm cảnh, uống trà. Ði hết con đường từ cổng vào là bức bình phong được xây dựng theo hình cuốn thư cách điệu, cấu trúc tổ ong hình lục giác đều, tạo nên sự thông thoáng, làm cho sân nhà bớt sự ngăn cách.

Trong khuôn viên Lạc Tịnh Viên có 4 ngôi nhà xây gần kề nhau, mỗi nhà có một tên riêng, mang một ý nghĩa đặc biệt, gắn liền với quan hệ thực tại của chủ nhân.

Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 Next > End >>

Page 2 of 5