HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Di tích Lịch Sử
Trường Trung học Công nghiệp Huế

Ngày 12 - 9 - 1899, Trường Bá công Bá nghệ (tiền thân của trường Trung học Công nghiệp Huế hiện nay) được thành lập từ 1899 đến 1924, trường được đặt ở Thành nội, vị trí gần Viện đô sát, Sở Canh nông (gần trường Ðại học Nông Lâm hiện nay). Ðến năm 1925 trường được chuyển ra địa điểm hiện nay và đổi tên thành Trường Kỹ nghệ Thực hành Huế.

Trong quá trình phát triển của đất nước, trường đã thay đổi nhiều tên gọi khác nhau, cho đến nay mới chính thức với cái tên: Trường Trung học Công nghiệp Huế.
Trang sử chói lọi của trường khởi đầu từ những năm 1925 - 1926, khi phong trào có bước chuyển động mới và trong trường xuất hiện tổ chức Thanh niên Cách mạng Ðồng chí Hội.
Đọc thêm...
 
Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Chí Diễu (Thanh Niên, Phú Mậu, Phú Vang)

Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diễu nằm ở làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế), cách thành phố Huế 7 km về phía Ðông Nam và cách huyện lỵ Phú Vang khoảng 4 km.

Ðồng chí Nguyễn Chí Diễu (1908 - 1939) - người Ðảng viên ưu tú đã được sinh ra và lớn lên trong căn nhà tranh này và đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Năm 1928 đồng chí tham gia Ủy viên kỳ bộ Tân Việt cách mạng Ðảng Trung kỳ. Năm 1929 đồng chí được tổ chức cử vào Sài Gòn hoạt động. Ngày 9/5/1933 đồng chí bị địch kết án khổ sai chung thân và bị đày ra Côn Ðảo. Tháng 6/1936 trở về Huế chưa được bao lâu, đồng chí lại tham gia Ban chấp hành Trung ương Ðảng và được phân công phụ trách miền Trung. Ðồng chí từ trần vào ngày 17/9/1939 và an táng  tại nghĩa địa mang tên cụ Phan Bội Châu.
Đọc thêm...
 
Khu lăng mộ hai chiến sĩ yêu nước Thái Phiên - Trần Cao Văn

Thái Phiên (1882 - 1916) quê tại làng Nghi An, xã Hòa Phát, Hòa Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1904, tham gia phong trào Ðông Du, Duy Tân cùng Phan Bội Châu. Từ năm 1913, ông là một trong những người lãnh đạo Việt Nam Quang Phục Hội miền Nam Trung Kỳ.

Trần Cao Vân (1866 - 1916) sinh tại làng Tư Phú, tổng Ða Hoàng, Phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau khi Kinh Ðô Huế thất thủ (1885), đi tu tại chùa Cổ Lâm (miền núi Quảng Nam). Năm 1892 ông vào Bình Ðịnh làm nghề dạy học và hoạt động cách mạng, tham gia khởi nghĩa chống Pháp, đề xướng thuyết Trung phiên dịch , tham gia đấu tranh chống thuế ở Trung Kỳ 1908. Ðầu năm 1916, ông và Trần Cao Vân đã gặp Vua Duy Tân thống nhất kế hoạch khởi nghĩa lật đổ Pháp.
Đọc thêm...
 
Khu mộ và nhà thờ danh tướng Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Tri Phương, Ðại thần triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Ðường Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân, quê ở làng Ðường Long (Chí Long), tổng Chánh Lộc, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc, là con ông Nguyễn Văn Ðảng và bà Nguyễn Thị Thể, vì nhà nghèo nên ông không xuất thân từ khoa bảng, nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên sự nghiệp lớn rồi hy sinh vì Tổ quốc. Hồi tuổi trẻ ông làm thơ lại tại huyện đường Phong Ðiền, dần dần được bổ làm thơ lại tại bộ Hộ. Tại đây ông được Thượng thư Nguyễn Ðăng Tuân (Thân phụ kinh lược xứ Bắc kỳ Nguyễn Ðăng Giai) xem như tri kỷ, đem lòng yêu mến tiến cử lên triều đình, được vua Minh Mạng thu dụng.
Đọc thêm...
 
Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu

Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà tư tưởng, đồng thời là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, năm 1925 Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) lén lút đưa về Hà Nội.

Trước áp lực phong trào đấu tranh của nhân dân trong cả nước, thực dân Pháp buộc phải ân xá, đưa về giam lỏng ở Huế 15 năm (1925 - 1940). Tên tuổi, con người, tác phẩm và những hoạt động của Phan Bội Châu: đã cổ vũ rất lớn tinh thần đấu tranh yêu nước của quần chúng nhân dân. Hình ảnh Ông già Bến Ngự gắn liền với những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu: Ngôi nhà tranh số 53 đường Phan Bội Châu, ở dốc Bến Ngự, nhà thờ, lăng mộ và nghĩa địa mang tên Phan Bội Châu ở đồi Quảng Tế, Xã Thủy Xuân và một số di tích liên quan khác. Nhà bia thờ Ấu Triệu Lê thị Ðàn, Lăng mộ Tăng Bạt Hổ, dãy bia con Ky, con Vá... Hệ thống di tích này ngày càng được bảo tồn và phát huy tác dụng.
Thành phố Huế nơi Phan Bội Châu đã đặt những bước chân đầu tiên trên con đường vận động cứu nước và cũng là nới nhà chí sĩ đã sống qua những năm tháng cuối đời. Các di tích lưu niệm Phan Bội Châu được bảo tồn và phát huy đã có những giá trị rất lớn về mặt lịch sử, văn hóa và là một di sản vô cùng quý giá.
Đọc thêm...
 
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 3 4 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 1 trong tổng số 4