HOTLINE: 090.547.7979 - 054.389.8868

Home Information
Nhà bia lưu niệm bà Hoàng Thị Loan

Cuối năm 1900, sau khi sinh người con thứ tư, bé Nguyễn Sinh Xin. Bà Loan bị bệnh hậu sản và qua đời vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 10/2/1901). Cả một đời tần tảo nuôi chồng, con, bà đã ra đi quá sớm ở độ tuổi 33. Con thuyền đưa thi hài bà đến nơi an nghỉ cuối cùng cũng lặng lẽ như chính cuộc đời bà.

Bà được an táng tại triền phía Tây núi Bân (nhân dân địa phương thường gọi là núi Tam Tầng) cách trung tâm thành phố Huế 4km về phía Nam. Cho đến năm 1922, bà Nguyễn Thị Thanh (chị của Bác Hồ) trong thời gian bị quản thúc tại Huế đã tìm cách đưa hài cốt của mẹ về quê Kim Liên. Thi hài của Bà Loan được cải táng. Mặc dù không còn hài cốt của bà tại Huế, nhưng hiện vẫn có một nhà bia tưởng niệm ngay tại vị trí mai táng bà trước đây. Hài cốt của bà được đưa về quê hương nhưng suốt 20 năm trời trên đất Huế, linh hồn, máu thịt của bà đã hòa quyện thấm sâu vào mảnh đất này.
Read more...
 
Làng Dương Nỗ và khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại Dương Nỗ nằm trong cụm di tích về Người ở làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), cách thành phố Huế 7km trên đường về bãi biển Thuận An, một làng quê sầm uất, gìàu truyền thống lịch sử-văn hóa.

Ðình Dương Nỗ là di tích tiêu biểu cho mô hình làng Việt cổ truyền. Năm 1898, ông Sắc dự kỳ thi hội lần thứ hai khoa Mậu Tuất vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình và nghiệp văn chương của ông gian nan, lận đận. Giữa đất đế đô, một mình bà Loan lao động quần quật mà vẫn không thể nào đưa gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Sau lần thi trượt này, ông Sắc không được hưởng học bổng của trường Quốc Tử Giám nữa. Muốn thi lại ông phải tự chèo chống ôn bài. Trước tình cảnh đó, được một người bạn giới thiệu về dạy học cho con cái gia đình ông Nguyễn Sĩ Ðộ - làm chức Hương bộ trong làng. Ông Sắc đã đem hai anh em là Khiêm và Cung về cùng học với mình tại Dương Nỗ.
Read more...
 
Ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan

Ai đã từng một lần đến Huế, vùng đất cố đô xưa của Việt Nam, thăm lăng tẩm, đền đài, cung điện triều Nguyễn, chắc hẳn sẽ không thể không ghé thăm các di tích thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế.

Vào cuối thế kỷ trước, khi còn là một cậu bé đầu để chỏm trái đào, Bác Hồ đã cùng với gia đình vào sống ở Huế suốt hai thời kỳ : 1895 - 1901 và 1906 - 1909, tổng cộng gần 10 năm.  Ở Huế hiện nay còn lưu giữ 14 di tích và địa điểm về Bác Hồ hoặc liên quan trực tiếp đến gia đình Người.
Ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan nằm trên đường Ðông Ba xưa, trong khu vực Thành Nội Huế.
Read more...
 
[Di sản phi vật thể] Nhã Nhạc cung đình Huế-Di sản văn hoá phi vật thể nhân loại

Là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ. Nhã nhạc nhằm tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều...; Tinh hoa này được cô đọng lại dưới triều Nguyễn, khiến cho Huế càng được khẳng định hơn về một trung tâm văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Với tất cả giá trị lịch sử ấy, lúc 15h30 ngày 7/11/2003, Nhã nhạc Việt Nam đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Huế song hành một lúc hai di sản văn hóa thế giới: vật thể và phi vật thể, đã đánh dấu một bước ngoặc về thế giới văn hóa của vùng đất này.

Read more...
 
[Lăng tẩm] Lăng Khải Định (Ứng lăng)

Bước lên ngai vàng giữa tuổi 31, Khải Ðịnh say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, Cung An Ðịnh, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Ðức và đặc biệt là Ứng Lăng.

Lăng Khải Ðịnh được khởi công xây dựng từ ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 1 năm mới hoàn tất. Ðể có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Ðịnh đã xin chính phủ bảo hộ cho phép tăng thuế Ðiền lên 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Ðịnh đã bị lịch sử lên án gay gắt.

Read more...
 
<< Start < Prev 1 2 3 4 5 6 7 8 Next > End >>

Page 3 of 8